Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khá đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi chúng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống con người cũng như môi trường tự nhiên. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về ô nhiễm môi trường không khí nhé!
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu, năng lượng độc hại vào không khí. Những việc này đã gây ra những tác động rất lớn đời sống của các con người, động vật, hệ sinh thái. Hơn nữa còn gây thiệt hại về vật chất, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng môi trường tự nhiên.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng có thể hiểu là trong không khí có chứa các chất gây ô nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và tạo ra những tác động xấu đối với môi trường.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có hai nguyên nhân chính là tự nhiên và nhân tạo. Cụ thể:
Xem thêm: Ô nhiễm môi trường biển – Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân từ tự nhiên
- Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Khi núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh, đây là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cũng như gây ra hiện tượng mưa axit.
- Cháy rừng: Cháy rừng sẽ sản sinh ra lượng NO2 khổng lồ và giải phóng một lượng lớn khói bụi và tro tàn vào không khí.
- Gió: Gió là nguồn nguyên nhân gián tiếp tạo ra ô nhiễm môi trường không khí. Bởi gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất độc hại đi xa và lan rộng.
- Từ bão, lốc xoáy: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí NOx và bụi mịn.
- Việc phân huỷ xác chết động vật, phóng xạ tự nhiên hay sóng biển cũng là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.
Nguyên nhân từ con người (nhân tạo)
Có thể nói, con người vừa là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường nhưng cũng chính là tác nhân chính gây ra tình trạng này. Rất nhiều những hành động hàng ngày của con người đã và đang góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí. Điển hình phải kể đến như:
Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp
Với ba từ “nguyên nhân chính” cũng có thể nói lên vấn đề gây nhức nhối cho cộng đồng, nhà nước. Tình trạng này không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung của rất nhiều các nước đang phát triển đều vướng phải.
- Khói bụi từ ống xả của nhà máy, doanh nghiệp thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.
- Nguyên nhân này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Điều này đã làm phát triển những căn bệnh ung thư khó chữa.
- Mưa Axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không xử lý thải đúng cách gây nên.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.
Giao thông vận tải
Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay. Bởi:
- Đây là một trong những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Bởi các phương tiện đi lại, vận chuyển thường sử dụng nguyên liệu khí đốt để hoạt động.
- Quá trình hoạt động các phương tiện giao thông đều thải ra lượng lớn khí độc hại như bụi mịn, CO,…. Là tác nhân gây hại đến con người cũng như môi trường.
Hoạt động quốc phòng, quân sự
- Dù chiến tranh đã qua rất lâu những hậu quả để lại rất lớn bởi cuộc sống mà những nạn nhân chất độc màu da cam đang phải gánh chịu.
- Trong quá trình sản xuất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm vũ khí đã phát sinh nhiều chất thải. Và vì thế, những hoạt động này là những yếu tố gây ra sự ô nhiễm.
Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
- Các hoạt động xây dựng hoặc phá dỡ công trình dù với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến. Tuy nhiên nó tạo ra lượng bụi rất lớn gây ra ô nhiễm môi trường không khí nặng nề.
- Không những vậy, các hoạt động sản xuất như lò rèn, lò đốt rác,… đang tác động tới tình trạng ô nhiễm ngày càng nhiều.
Hoạt động sinh hoạt
- Các hoạt động nấu nướng được sử dụng các nguyên liệu đốt cháy như củi, than,… làm tăng khói bụi và các chất khí độc ra môi trường.
Các việc thu gom, xử lý rác thải
- Khói khí đốt từ rơm rạ và các loại rác thải khác là nguyên nhân gây ra tình trang ô nhiễm.
- Các bãi tập kết rác sau khi được xe thu gom và phân loại, họ sẽ đốt để giảm lượng rác bãi chứa vì lượng rác quá nhiều. Tuy có thể giảm bớt nguồn rác thải nhưng lại đang làm cho không khí chúng ta ngày càng ô nhiễm một cách nặng nề và nghiêm trọng.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí
Tác động đến động – thực vật
- Các hợp chất nguy hiểm như SO2, NO2,… Những chất này có thể gây tắc nghẽn khí quản của sinh vật sống. Làm hư hại, suy giảm hệ thống miễn dịch cũng như các quá trình bên trong cơ thể.
- Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu cũng do ô nhiễm không khí gây nên, đặc biệt có thể tạo ra hiện tượng mưa axit. Những hiện tượng này tác động rất lớn đến sự sinh tồn của thảm thực vật.
- Các động vật, đặc biệt là thú nuôi bị nhiễm độc do hít Flo trực tiếp hoặc gián tiếp qua các chuỗi thức ăn. Gây nguy hại đến sức khoẻ của chúng.
- Hầu hết các chất gây ô nhiễm không khí đều có tính acid, nếu kết hợp với các giọt nước trong không khí, làm nước có tính axit. Vì vậy, mưa axit làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, hồ,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật ở môi trường nước, hệ sinh thái.
Tác động đến con người
- Khi phải sinh sống ở một khu vực có mức độ ô nhiễm môi trường không khí trong một thời gian dài, thì khả năng cao mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp như dị ứng, viêm phổi,… Và cực kỳ nguy hiểm là tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, đột quỵ,…
- Nam giới thì sẽ gia tăng khả năng mắc các bệnh tiểu đường, tổn hại về da về mắt, thậm chí có thể là gây vô sinh.
- Trẻ em thì sẽ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh từ khi còn ở trong bụng mẹ, giảm IQ hay dậy thì sớm ở các bé gái.

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang ngày một diễn ra nghiêm trọng, chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe cũng như giảm đi tình trạng nóng lên của trái đất. Vì vậy, để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi con người cần:
Cải thiện thói quen sinh hoạt
Đây là một trong những cách khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất. Chỉ với những việc nhỏ như:
- Xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hay những nhân tố dư thừa bừa bãi. Những việc tuy nhỏ nhưng có thể giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường.
- Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, không những an toàn mà còn khắc phục được ô nhiễm không khí.
- Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.
- Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông.
Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì?
Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định
- Các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường.
- Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng gây ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.
Dùng biện pháp kỹ thuật
- Dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí. Bởi không khí sau khi được lọc sạch chất thải sẽ được thải ra môi trường. Điều này góp phần giảm sự ô nhiễm không khí rõ rệt.
Quy hoạch và trồng cây xanh
- Trồng và phát triển những khu rừng nhân tạo là một biện pháp giúp giảm bớt ô nhiễm môi trường không khí cực kỳ hữu ích. Bởi cây xanh góp phần lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên.
- Trồng nhiều cây xanh tại các công viên và vỉa hè ở các đô thị lớn để giảm tình trạng khí thải, khói bụi và góp phần làm không khí trở nên trong lành hơn.

Hy vọng qua bài viết trên của Bà Rịa Vũng Tàu sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Nếu còn có thắc mắc nào khác, bạn có thể để lại phản hồi dưới bình luận để được tư vấn.