Hướng dẫn làm hầm rút nước thải tiện lợi, đơn giản

Rate this post

Hầm rút nước thải giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vệ sinh cho môi trường xung quanh. Và bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn. Nhưng cách làm hầm rút nước thải như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Hầm rút nước thải là gì?

Hầm rút nước thải là nơi chứa các chất thải hữu cơ hàng ngày, sau một thời gian, chúng sẽ bị phân hủy thành nước, đi qua hệ thống lọc rồi xả ra ngoài theo đường ống thoát. Nó còn có tên gọi khác như hầm tự hoại, hầm cầu hay bể phốt. Đây được xem là một phần bắt buộc khi xây dựng các cơ sở hạ tầng. Bởi chất thải cần được xử lý và làm sạch trước khi đưa ra môi trường để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe và cảnh quan xung quanh.

Hầm rút nước thải là gì
Hầm rút nước thải là gì

Ưu điểm của hầm rút nước thải

  • Giữ vệ sinh môi trường, sạch sẽ, thông thoáng.
  • Ngăn chặn môi trường sinh sôi nảy nở cho ruồi, nhặng.
  • Tính tiện lợi, hiệu quả cao.

Tại sao phải làm hầm rút nước thải?

Trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, con người sẽ thải ra vô số các chất thải khác nhau. Những chất thải này nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đặc biệt là sức khỏe của gia đình bạn.

Vì vậy, việc làm hầm rút nước thải có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của các chất thải đến cuộc sống. Khi biết rõ cách làm sẽ giúp việc xây dựng, thiết kế hầm chứa hoạt động hiệu quả và vệ sinh nhất.

Xem thêm: Dự trù xây nhà vệ sinh tự hoại hết bao nhiêu tiền?

Tại sao phải làm hầm rút nước thải
Tại sao phải làm hầm rút nước thải

Hầm rút nước thải hoạt động thế nào?

Hầm rút nước thải thường được thi công 2 hoặc 3 ngăn. Các ngăn này sẽ thông với nhau. Bao gồm các ngăn lắng, ngăn lọc và ngăn chứa. Mỗi ngăn sẽ giữ một nhiệm vụ và công dụng khác nhau. Mặc dù có cấu tạo khác nhau nhưng cách hoạt động của các ngăn hoàn toàn tương tự nhau.

Khi chất thải được đưa xuống hầm, ngăn chứa sẽ dự trữ và phân hủy chúng. Sau thời gian, chất thải sẽ được đưa qua ngăn lóng để bào mòn và phân hủy. Đến một khoảng thời gian thích hợp, chất thải sẽ được đưa đến ngăn lọc. Tại ngăn lọc, các chất thải đã hoàn toàn hóa lỏng. Chúng được lọc sạch và được xả theo ống thoát ra ngoài.

Các hộ gia đình cần tính toán kỹ xem cần xây dựng hầm chứa 2 hay 3 ngăn. Thêm vào đó là xây bằng gạch hay bê tông tùy điều kiện.

Cách làm hầm rút nước thải đúng kỹ thuật

Cách làm hầm rút nước thải khá đơn giản. Nhưng cũng cần thực hiện đúng kỹ thuật. Thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định vị trí làm hầm rút nước thải

Vị trí làm hầm nước thải nên có một khoảng cách nhất định với nhà bạn. Nhằm đảm bảo môi trường sống thông thoáng. Tùy vào không gian, diện tích, phong thủy mà bạn cần chọn một vị trí hầm rút phù hợp nhất.

Theo các chuyên gia, hầm rút muốn hoạt động bền bỉ thì nên được đặt ở những nơi khô ráo. Đặc biệt, cần đặt tránh xa mạch nước ngấm càng xa càng tốt. Đồng thời, nên đặt gần cống thoát nước công cộng.

Bước 2: Xác định diện tích của hầm 

Bạn cần xác định diện tích hầm rút sao cho phù hợp với lượng nước thải. Điều này giảm tình trạng quá tải, tràn chất thải vô cùng nguy hiểm. Việc sửa chữa, khắc phục tình trạng chất thải quá tải là cực kỳ khó khăn. Vì vậy bạn cần tính toán thật kỹ và linh hoạt.

Thông thường, với gia đình từ 5-7 người thì thể tìm hầm sẽ nằm khoảng 2m3. Bạn có thể thiết kế hầm rút 2 hoặc 3 ngăn tùy nhu cầu. Chú ý:

  • Ngăn chứa phải đặt một ống thông hơi đúng kỹ thuật. Ống có đường kính khoảng 27mm. Ở khu vực phí trên ống cần gắn cút chữ T, đặt cao hơn mái nhà khoảng 30-40cm.
  • Hai đầu ngăn chứa phải được lắp nắp kiểm. Nắp này phải được trát kín.
  • Giữa ngăn chứa với ngăn lắng phải được thông nhau. Chỗ thông này là nút chữ L đặt ngược. Đường kính cút khoảng 90mm. Điều này đảm bảo chất thải không trào ngược trở lại.

Bước 3: Đổ nước vào hầm rút nước thải

Sau khi đã hoàn thành, bạn cần kiểm tra hoạt động của hầm chứa một cách kỹ càng. Sau đó đổ nước vào bể rồi bắt đầu sử dụng.

Khi hầm rút nước thải bắt đầu đi vào sử dụng, bạn cần thường xuyên kiểm tra hầm định kỳ. Nhằm tránh tình trạng nghẹt, tràn chất thải. Điều này sẽ gây ra mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường.

Cách làm hầm rút nước thải đúng kỹ thuật
Cách làm hầm rút nước thải đúng kỹ thuật

Vị trí đặt hầm rút nước thải tốt nhất

Đây là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. Bởi đây là khu vực ảnh hưởng quan trọng đến đời sống. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến vị trí của hầm rút khi xây dựng.

Nên đặt hầm rút nước thải tại:

  • Khu vực có thiên can hợp Thủy.
  • Xây dựng tại khu vực trước sân nhà.
  • Đặt dưới chân cầu thang.

Xem thêm: Bể MBR là gì? Có nên sử dụng bể MBR không?

Mỗi một vị trí sẽ có những ý nghĩa khác nhau nhưng đều là nơi thích hợp để đặt xây dựng hầm rút nước thải. Tránh đặt hầm rút nước thải ở dưới phòng thờ, phòng ngủ, dưới bếp, trên bếp, giữa nhà,… Bởi nó không chỉ liên quan đến vấn đề phong thủy mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe. Và còn liên quan đến quá trình sử dụng hầm rút nước thải về lâu về dài. Vì vậy, bạn cần thật sự chú ý đến vị trí này.

Đơn vị làm hầm rút nước thải chuyên nghiệp

Nếu bạn không am hiểu về lĩnh vực này và muốn tìm kiếm một đơn vị làm hầm rút nước thải chất lượng, chuyên nghiệp và giá cả hợp lý thì có thể tìm đến CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHẬT PHÁT ĐẠT. Đến đây bạn sẽ được tư vấn để đưa ra những phương án làm hầm chứa nước thải gia đình an toàn, hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 55/27, tổ 27, khu phố Bình Quới A, Phường Bình Chuẩn, TX Thuận An, Bình Dương (Tìm vị trí)
  • Chi nhanh: Hẻm 1000 đường 30/4, Phường 11, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
  • Mã số thuế: 3702624692
  • ĐT: 0921222789
Đơn vị làm hầm rút nước thải chuyên nghiệp
Đơn vị làm hầm rút nước thải chuyên nghiệp

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể làm hầm rút nước thải an toàn, hoạt động tốt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng để lại phía dưới phần bình luận để được chúng tôi giải đáp ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *