Hiệu ứng nhà kính là gì?

Rate this post

Hiệu ứng nhà kính là vấn đề cấp thiết và mang tính toàn cầu. Bởi chúng gây ra nhiều mối nguy hại đến cuộc sống con người. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính hay còn gọi là Greenhouse Effect đây là một hiệu ứng khiến không khí của trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời. Chúng có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, hiện tượng này khiến CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Khí nhà kính sẽ giữ lại nhiệt độ của Mặt Trời nhằm không cho chúng phản xạ đi. Nếu lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến hiện tượng này gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu trên Trái Đất.

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là gì?

Phân loại hiệu ứng nhà kính

Vào thời kỳ đầu tiên của lịch sử trái đất, các điều kiện tạo ra cuộc sống chỉ có thể xuất hiện do thành phần của Dioxide Carbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao. Lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn đến khoảng 25% và cường độ của các tia bức xạ tăng lên theo thời gian. Khi  đã có đủ thảm thực vật trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp để lấy đi một phần khí Dioxide Carbon trong không khí mà từ đó tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định. Có hai loại hiệu ứng nhà kính như sau:

Xem thêm: Điều đại kỵ phong thuỷ nhà vệ sinh bạn nên biết

Hiệu ứng nhà kính khí quyển

Như đã biết thì các tia bức xạ sóng ngắn mặt trời khi xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và phản xạ trở lại thành các tia bức xạ sóng dài. Trong quá trình này, một số phần tử có trong bầu khí quyển trong đó kể đến là Dioxide Carbon và hơi nước, chúng có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển.

Ngày nay, hàm lượng của khí Dioxide Carbon khoảng 0,036% đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30°C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này thì nhiệt độ Trái Đất của chúng ta chỉ vào khoảng -15 °C.

Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Khoảng từ 100 năm trở lại đây, con người đã tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Chính sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm vừa qua cụ thể là Dioxide Carbon tăng 20%, Metan tăng 90% đã làm tăng nhiệt độ Trái Đất lên 2°C.

Bên cạnh đó, bạn tránh nhầm lẫn hiệu ứng nhà kính nhân loại với việc làm tổn thất đến lớp khí Ozone ở tầng bình lưu cũng do loài người gây ra.

Phân loại hiệu ứng nhà kính
Phân loại hiệu ứng nhà kính

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì?

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Như bạn đã tiếp cận, có thể biết rằng CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ toàn bộ Trái đất, khiến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.

Nếu như không có lớp khí quyển thì  bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23°C, tuỳ nhiên trên thực tế nhiệt độ trung bình của Trái Đất là 15°C. Có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38°C.

Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp hoá, đồng thời các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người ngày càng cao cùng những hành vi chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng. Kéo theo nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng vì thế mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ tiếp theo.

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì?
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là gì?

Các nhóm khí gây hiệu ứng nhà kính là gì?

Xem thêm: Lời khuyên cho Ngày Trái Đất có thể bạn chưa biết

C02 (Khí nhà kính)

Đây là khí được sinh ra từ quá trình đốt các nhiên liệu như khí tự nhiên và than, dầu, cây cối, chất thải rắn,… Không chỉ vậy, khí CO2 còn được sinh ra từ các phản ứng hóa học. Và đây chính là khí gây hiệu ứng nhà kính nhanh và nghiêm trọng nhất.

CFC (Cloro Fluoro Cacbon)

CFC là thành phần chiếm đến 20% trong cơ cấu các khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Đây là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong máy điều hòa nhiệt độ và hệ thống bình chữa cháy chứa rất nhiều khí CFC.

Các khí này trơ với đặc tính không cháy, không mùi nên có thời gian lưu rất dài. Hằng năm, ước tính các khí CFC sẽ tăng khoảng 4% (năm 1992). Tính đến năm 2050, các chất CFC có thể lên đến 9 tỷ tấn CO tương đương, ước khoảng 45% tổng lượng thải CO2 ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu.

CH4 (Metan)

Khí này chiếm 13% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Mỗi phân tử CH4 bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 21 lần phân tử CO2. Việc đốt khí tự nhiên và nhiên liệu hóa thạch, sự phân hủy của các chất hữu cơ cùng với sự lên men hóa đường ruột của các loài động vật điều sẽ sinh ra khí CH4. Ở điều kiện áp suất cao, khí CH4 trong nước dễ dàng thoát ra bên ngoài, gây tổn hại cho môi trường.

O3 (Ozone)

Đây là thành phần chiếm 8% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Ozone thành phần chính của tầng bình lưu, khoảng 90% ozone tập trung ở độ cao 19-23km so với mặt đất. Thành phần này có chức năng bảo vệ tầng sinh quyển do khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại và tỏa nhiệt của phân tử ozone.

Trong những năm qua, tầng ozone đang bị suy giảm nghiêm trọng, mức suy giảm trung bình toàn cầu là 5% và số lượng suy giảm ngày càng tăng do phân hủy ozone đang vượt quá khả năng tái tạo lại.

N2O (Oxit Nito)

Thành phần chiếm 5% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Mỗi phân tử N2O nắm giữ năng lượng nhiệt gấp 270 lần phân tử CO2. Khí này được sinh ra từ quá trình sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp.

Khi cho hợp chất này phản ứng với nguyên tử Oxy năng lượng cao sẽ tạo thành hợp chất nitric oxit (NO), tác nhân làm suy yếu tầng Ozone. Hiện nay trên phạm vi toàn cầu, hàm lượng của N20 đang tăng dần lên khoảng 0.2 – 3% hàng năm. Mỗi năm sẽ có khoảng 10 triệu tấn N2O thải ra môi trường.

Tác hại của hiệu ứng nhà kính đến môi trường và trái đất

Biến đổi khí hậu

Có thể nhận định rằng, tất cả những hoạt động tạo ra khí thải làm gia tăng các chất khí có trong khí quyển của Trái đất là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Tính tới thời điểm hiện tại, hiện tượng biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái cũng như đời sống của con người.

Nước biển dâng

Khi nước biển dâng lên bất thường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn mực nước biển trung bình của toàn cầu. Điều này sẽ làm cho các thành phố ven biển ở khắp nơi trên thế giới chìm trong nước biển, trong đó có cả những thành phố ven biển của Việt Nam.

Nóng lên toàn cầu

Hiện tượng nóng lên toàn cầu là thuật ngữ dùng để chỉ nhiệt độ của trái đất đang có sự thay đổi ở cấp độ toàn cầu và tăng dần lên trong từng giai đoạn lịch sử do các chất khí nhà kính gây ra. Nhiệt lượng thải ra đó sẽ dần tích tụ trong khí quyển trái đất bởi các chất khí như C02. Quá trình này sẽ làm giảm lượng bức xạ cũng như nhiệt lượng của Trái Đất cần được giải phóng ra vũ trụ thay vì bị hấp thụ và giữ lại.

Hiện tượng băng tan

Băng tan là quá trình tích lũy của các chất khí nhà kính về lâu dài sẽ làm Trái Đất nóng lên khiến thể tích nước giãn nở, khiến băng tan ra ở hai cực. Bởi tác động nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên từng ngày làm cho lượng băng vĩnh cửu ở hai cực dần tan ra.

Hiện tượng thời tiết cực đoan

Tác động của các chất khí nhà kính đang làm hệ sinh thái trên toàn cầu dần biến đổi. Các hiện tượng hạn hán kéo dài quanh năm ở nhiều khu vực hay những nơi gần sông hồ lại chịu lũ lụt trong thời gian dài do lượng mưa tăng đột ngột từ thời tiết cực đoan làm ảnh hưởng tới canh tác, đời sống và sinh hoạt.

Tác động đến các loài sinh vật

Hiện tượng nóng lên của Trái Đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống quen thuộc của các hệ sinh vật. Lúc này, rất nhiều loài sinh vật sẽ không thể thích nghi và chống chọi, dẫn tới biến mất và dẫn tuyệt chủng, hậu quả để lại chính là môi trường sống ngày càng bị thu hẹp.

Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người

Hiển nhiên vấn đề này bạn dễ dàng nhận thấy. Nắng nóng, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển. Từ đó sức khỏe của con người cũng bị đe dọa nghiêm trọng do dịch và bệnh truyền nhiễm xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh dịch tràn lan, chủng mới đè chủng cũ khiến con người không thể phát minh ra thuốc chữa trị kịp thời, kéo theo tỉ lệ tử vong cao. Theo thống kê, số lượng người chết vì nắng nóng kéo dài cũng đang tăng dần.

Tác hại của hiệu ứng nhà kính đến môi trường và trái đất
Tác hại của hiệu ứng nhà kính đến môi trường và trái đất

Một số giải pháp giúp khắc phục hiệu ứng nhà kính

Trồng nhiều cây xanh

Dễ hiểu rằng, cây xanh sản sinh ra khí O2 và hấp thụ khí CO2. Điều này hoàn toàn có thể giảm làm hiệu ứng nhà kính. Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố luôn đi đầu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu, nạn phá rừng là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm. Trồng nhiều cây xanh nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó không khí trong lành hơn.

Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch để thay thế. Nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn bởi chúng sản sinh ra rất nhiều khí hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt,…để thay thế những loại nhiên liệu gây hại này.

Nâng cao ý thức tiết kiệm điện

Ngày Giờ Trái Đất hiện nay đang được hưởng ứng từ những người dân trên Thế Giới. Giảm tải sự nóng lên toàn cầu bằng cách tiết kiệm điện khi không có nhu cầu sử dụng. Vừa giúp hộ gia đình giảm thiểu chi phí điện hàng tháng vừa hỗ trợ bảo tồn một tài nguyên. Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Vì vậy hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Xem thêm: Tổng hợp các cách khử mùi ô tô hiệu quả tại nhà

Tối ưu hóa phương tiện di chuyển

Các phương tiện giao thông cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Quá trình đốt nguyên liệu của oto, xe máy,… đều thải ra nhiều khói bụi và khí CO2. Vì vậy, nếu có thể bạn nên đi bộ, sử dụng xe đạp, xe điện hoặc xe bus để giảm hiệu ứng nhà kính. Từ những hành động nhỏ này sẽ giúp giảm đi hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tái sử dụng và tái chế

Tái chế hay tái sử dụng có thể nói hành động này đang được tuyên truyền rộng rãi. Bởi hành động này góp phần giảm thiểu chất thải đưa ra môi trường. Bằng cách tái chế rác thải sinh hoạt, mỗi năm bạn có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2.

Tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường để cung cấp kiến thức cho người dân về hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng và mối nguy hại của nó. Từ đó, nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi người dân vì môi trường sống của con người và sinh vật tốt hơn và trong lành hơn.

Một số giải pháp giúp khắc phục hiệu ứng nhà kính
Một số giải pháp giúp khắc phục hiệu ứng nhà kính

Hy vọng qua bài viết trên của Bà Rịa Vũng Tàu sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn về hiệu ứng nhà kính cũng như tác hại chúng mang lại. Từ đó, bạn có thể nhận ra rằng bạn nên làm gì để bảo vệ môi trường. Nếu còn có thắc mắc nào khác, bạn có thể để lại phản hồi dưới bình luận để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *