Cấu tạo hầm rút nước thải và cách khắc phục hầm bị đầy trào ngược

Rate this post

Hiện nay, khi làm nhà vệ sinh mỗi gia đình sẽ làm riêng cho mình một hệ thống hầm hút nước thải. Điều này để ngăn chặn việc xả thẳng nước thải ra môi trường và môi trường sống trong sạch hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, hầm có phát sinh nhiều vấn đề gây ra trào ngược. Hãy cùng với chúng tôi đi vào bài viết dưới đây để tìm hiểu hầm rút nước thải và cách khắc phục hầm bị đầy trào ngược nhé!

Nguyên nhân gây trào ngược hầm rút nước thải

Do không tiến hành hút hầm cầu định kỳ 

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới hiện tượng trào hầm cầu chính là do gia đình không chú ý đến việc thông hút hầm rút nước thả. Sau một thời gian sử dụng nó sẽ bị đầy gây ra hiện trào nước lên các vị trí như sàn nhà, cống thoát nước, bồn cầu.

Do đổ dầu mỡ xuống hầm cầu 

Dầu, mỡ đều là những hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Thói quen đổ thẳng chúng xuống cống thoát nước tạo thành một lớp màng làm nghẹt đường ống dẫn.

Sau một thời gian sẽ bốc lên mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình bạn.

Xem thêm: Bật mí 10 cách xử lý bồn cầu rút nước chậm nhanh chóng, hiệu quả

Do giấy vệ sinh từ toilet

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp giấy vệ sinh với sự đa dạng về chủng loại cũng như kích thước. Các loại giấy vệ sinh không có chất lượng cao sẽ rất cứng và khó bị phân hủy, đôi khi còn bị mắc ở đường ống khí xả xuống. Điều này khiến cho hầm cầu và đường ống bị nghẹt dẫn tới hiện tượng trào ngược.

Do thức ăn thừa

Cũng như thói quen đổ dầu mỡ xuống cống, một bộ phận gia đình cũng có thói quen đổ thức ăn thừa xuống ống nước thải thay vì để vào tủ lạnh hoặc cho vào thùng rác. Tuy nhiên, thức ăn thường có thời gian phân hủy rất chậm nên nếu cứ đổ xuống lâu ngày sẽ gây ra một lớp rắn trên bề mặt của hầm rút nước thải dẫn tới bể bị nghẹt. Sau một thời gian sử dụng, bể sẽ bị trào ngược lên thông các các đường thải xuống hầm.

Nguyên nhân gây trào ngược hầm rút nước thải
Nguyên nhân gây trào ngược hầm rút nước thải

Cách khắc phục hầm rút nước thải bị đầy, trào ngược 

Sử dụng men vi sinh

Nếu bạn không rõ nguyên nhân gây nghẹt hầm cầu hoặc do sử dụng lâu ngày nên hầm cầu bị nghẹt thì sử dụng men vi sinh xử lý hầm cầu là giải pháp hữu hiệu nhất. Đây là cách bổ sung thêm hệ vi sinh vật có lợi vào hầm tự hoại, các lợi khuẩn này sẽ giúp chất thải phân hủy nhanh chóng và hiệu quả lâu dài.

  • Sản phẩm thuộc dạng bột và được đóng gói tiện dụng chính là điểm cộng của men vi sinh. Bạn chỉ cần đổ trực tiếp vào hầm cầu và sau đó rửa tay. Chờ khoảng 10-12 tiếng là có thể sử dụng lại bồn cầu bình thường. Hàng tỉ lợi khuẩn sẽ giúp bạn làm những việc còn lại.
  • Vi sinh được xem như cách xử lý hầm cầu bị hôi hiệu quả, các thành phần thiên nhiên không hóa chất giúp an toàn với người sử dụng và cả trẻ em nếu vô tình nuốt phải.
Sử dụng men vi sinh
Sử dụng men vi sinh

Xem thêm: Thông tắc bồn cầu bằng móc quần áo cực hiệu quả, dễ dàng

Thông hút định kỳ

Hầm rút nước thải của mỗi hộ gia đình chỉ được thiết kế để chứa khoảng 3 đến 4 mét khối chất thải. Thường thì hầm sẽ được thiết kế có thời gian sử dụng khoảng 2-3 năm. Khi phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy hầm rút nước thải bị đầy, tránh bồn cầu bị tắc thì nên cho gọi thợ đến thông hút hầm định kỳ.

Lúc này bạn có thể liên hệ đến công ty Bà Rịa Vũng Tàu để mọi vấn đề về bồn cầu được xử lý triệt để.

Thông hút định kỳ
Thông hút định kỳ

Cấu tạo hầm rút nước thải

Cấu tạo thông dụng nhất của loại bể tự hoại 3 ngăn: chứa, lọc và lắng

  • Ngăn chứa: Sau khi được xả trực tiếp trong quá trình sử dụng, chất thải sẽ trôi xuống và ở vị trí này một thời gian nhất định để được phân hủy. Tất cả sẽ bị phân hủy thành bùn.
  • Ngăn lọc: Chất thải sau khi được xử lý ở ngăn chứa sẽ được chuyển sang ngăn lọc và như tên gọi chúng có chức năng lọc các chất thải lơ lửng. Nếu bể 3 ngăn được chia 4 phần thì ngăn lọc sẽ chiếm 1 phần trong tổng thể diện tích.
  • Ngăn lắng: Những chất thải không thể phân hủy như tóc, kim loại, vật cứng sẽ được đưa vào ngăn lắng.
Cấu tạo hầm rút nước thải
Cấu tạo hầm rút nước thải

Lưu ý khi bố trí hầm rút nước thải

  • Yếu tố phong thuỷ 

Phong thuỷ của ngôi nhà và gia chủ rất quan trọng nên không thể lơ là. Một điều cấm kỵ nữa là không được xây hầm rút dưới phòng bếp. Điều này ảnh hưởng đến tài vận, sức khoẻ của gia chủ.

  • Xác định vị trí làm hầm hút nước thải

Để không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn nên xác định được vị trí cụ thể, hợp lí làm hầm cầu rút nước thải. Tùy thuộc vào không gian, diện tích, hay sở thích cũng như phong thủy để có được 1 vị trí thích hợp nhất.

  • Tính toán diện tích hầm chứa

Để phù hợp với lượng nước thải hàng ngày, tính toán diện tích hầm chứa là điều không thể thiếu. Việc làm này để tránh tình trạng quá tải.

– Đối với gia đình từ 5-7 người, thể tích hầm sẽ rơi vào khoảng 2m3. Trong đó thì chia thành 2 hay 3 ngăn tùy vào nhu cầu của từng hộ gia đình.

– Ngăn chứa của hầm phải đặt một ống thông hơi. Có đường kính khoảng 27mm. Phía trên ống nên gắn cút chữ T, cao hơn mái nhà khoảng 30-40cm.

– Hai đầu ngăn chứa có 2 nắp kiểm, nhưng phải luôn trát kín. Giữa ngăn chứa và ngăn lắng, thông với nhau bằng cút chữ L đặt ngược. Đường kính khoảng 90mm.

Xem thêm: Thông tắc bồn cầu Huyện Đất Đỏ uy tín – giá rẻ – nhanh chóng

  • Đổ nước vào bể

Sau khi xây xong, thì cần tiến hành đổ nước vào bể. Lúc này, gia đình mới có thể sử dụng được.

Hy vọng qua bài viết trên của Bà Rịa Vũng Tàu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của hầm rút nước thải và cách khắc phục hầm cầu bị đầy, trào ngược.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *