Đánh bóng sàn bê tông là một quá trình gồm nhiều công đoạn đòi hỏi các thiết bị cũng như công cụ phù hợp. Không những vậy bạn cần có đội thợ dày dặn kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Để giúp cho quá trình diễn ra thuận lợi và hiệu quả, nhanh chóng thì bài viết này Bà Rịa Vũng Tàu sẽ đưa ra cách đánh bóng sàn bê tông chuẩn và chi tiết nhất.
Những thứ cần chuẩn bị để thi công cho quy trình cách đánh bóng sàn bê tông
Với nhu cầu muốn quá trình đánh bóng trở nên hiệu quả, chuẩn nhất thì chúng ta cần phải có sự chuẩn bị, phân tích, đánh giá và lựa chọn thiết bị thích hợp nhất.
Xem thêm: Tiêu chuẩn trộn 1 bao xi măng có thể bạn chưa biết
Đánh giá về nền bê tông
Việc hoàn thiện sàn bê tông sẽ ảnh hưởng tới kết quả của quá trình. Vì thế chúng ta cần đánh giá nền bê tông về những yếu tố sau:
- Tuổi thọ nền bê tông.
- Độ dày của sàn bê tông.
- Độ cứng bề mặt.
- Kiểm tra các vết nứt, khuyết điểm và độ bằng phẳng của mặt nền bê tông.
Đây là công việc đầu tiên mà bạn cần làm vì nó rất quan trọng trong lúc mài sàn bê tông.
Chuẩn bị khác
Sau khi xác định độ cứng của bề mặt, người thi công sẽ tiến hành mài với tấm pad phù hợp.
Tùy vào nhu cầu của khách hàng về độ bóng, mức độ lộ đá để có thể chuẩn bị số lượng trang thiết bị và công cụ cần thiết và phù hợp nhất.
- Bên cạnh đó trước khi thực hiện công việc mài cũng như đánh bóng cần:
- Lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh sạch khu vực thi công, tạo không gian thoáng, không có vật cản.
- Trên nền bê tông, loại bỏ kim loại, ghim,… bị gắn vào đó. Không được gây rối và làm hỏng thiết bị, gây ảnh hưởng tới người thi công cũng như người xung quanh trong quy trình đánh bóng sàn.

Quy trình cách đánh bóng sàn bê tông
Bước 1: Mài phẳng nền bê tông, loại bỏ lớp xi măng bề mặt để lộ cát, sỏi trên mặt sàn.
Xác định nền bê tông cần mài là lộ cốt liệu hay mài bóng cát
- Mài lộ cốt liệu
Là quá trình mài lộ ra các chi tiết như đá, sỏi bên trong nền bê tông. Kết hợp với làm bóng sàn để tạo nên nền bê tông đẹp và chi tiết tự nhiên, có tính thẩm mỹ cao.
Xác định nền bê tông nếu là nền bê tông mới đổ thì chúng ta tiến hành mài với pad có đầu số 30 để mài lộ và có thể tiết kiệm thời gian thi công.
Với nền sàn bê tông đã cũ, trên sàn sẽ có chi tiết lồi lõm không bằng phẳng hoặc có lớp sơn Epoxy cũ lăn phía trên. Chúng ta cần phải tiến hành phá bỏ các ụ nổi, lồi lõm và bóc, tách lớp sơn epoxy cũ phía trên với đĩa mài sàn thép đầu số 16#. Sau đó sử dụng mài có pad 30# để làm phẳng lại bề mặt bê tông.
- Mài lộ cát
Mài lộ cát là quá trình đánh bóng nền bê tông, đánh bóng sàn, tăng cứng nền bê tông.
Xem thêm: Cách tẩy trắng bồn cầu đã bị ố vàng hiệu quả tức thì
Bước 2: Sau đó, bạn mài để tạo độ nhẵn cần thiết cho sàn bê tông.
Sau quá trình mài ở bước 1 thì ở bước 2 sẽ tạo ra nhiều vết xước sâu và lớn. Tại bước này cần sử dụng các pad mài sàn với độ grit #50, #80 với mục đích xóa mờ đi các dấu vết trầy xước lớn mà tại bước trước đã tạo ra.
Các đĩa mài có đầu số #50 và #80 không phải là các đĩa mài mịn và nó vẫn có thể gây ra các vết xước trên mặt nền bê tông.
Bây giờ bạn không thể đánh bóng ngay, bởi sẽ làm hỏng nhanh chóng các đĩa mài grit cao, cần tuần tự thực hiện với mức độ tăng dần. Chúng giúp lại làm mờ đi các vết xước lớn. Bên cạnh đó còn tạo ra những vết xước vừa phải trước khi bước vào mài mịn nên bê tông ở các bước sau.
Bước 3: Xem xét và xử lý các vết lồi lõm, khe nứt, khuyết điểm khác trên bề mặt sàn.
Người thi công nên sử dụng Epoxy hoặc hỗn hợp với xi măng để trám trét vào các khu vực bị bong tróc, hư hỏng do quá trình mài phá sàn trước đó, tạo một bề mặt bằng phẳng mới. Nhằm để nâng cao chất lượng cho kết quả đánh bóng sàn bê tông.
Bước 4: Mài mịn bề mặt sàn bê tông với các đầu số lớn hơn đầu số đã dùng.
Sau bước 3, tiếp tục lần lượt sử dụng máy mài sàn với các đĩa mài có đầu số 100#, 150# và 200# 250#. Giúp xoá đi các vết xước lớn ở trên và làm mịn lại bề mặt sàn bê tông.
Để bước vào tăng cứng cho bề mặt sàn ở các bước tiếp theo thì chúng ta sẽ mài đĩa mài 250# với nước 2 3 lần để xoá bỏ hết tất cả các vết xước lớn trước đó được tạo ra trên bề mặt sàn bê tông.
Tiếp đó sử dụng tiếp máy mài tay để tiến hành mài các góc cạnh, chân tường, chân cột để làm sạch.
Bước 5: Tăng cứng bằng hoá chất.
Đầu tiên bạn cần vệ sinh sạch bề mặt sàn và bề mặt khô để tiến hành phủ hóa chất. Tiếp bạn phun một lớp hoá chất vừa phải lên bề mặt sàn bê tông. Cần tối thiểu từ 3h – 5h cho hóa chất thấm hoàn toàn vào nền bê tông trước khi có thể thực hiện đánh bóng. Tuy nhiên với hoá chất tăng cứng của deco, thì sau khi phun bạn cần chờ từ 12 – 24h rồi mới tiến hành đánh bóng.
Bước 6: Tiến hành lựa chọn máy đánh bóng cùng pad với độ grit phù hợp để đánh bóng sàn bê tông.
Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng để đánh bóng cũng pad mà họ muốn. Nếu đánh bóng sàn bê tông với độ bóng cao nhất thì chúng ta cần tiến hành mài khô.
Bước 7: Kiểm tra, xử lý, khắc phục những điểm chưa được hoàn thiện của công trình. Sau khi đã đảm bảo thì tiến hành bàn giao cho khách hàng.
Đây cũng là bước cuối cùng trong Quy trình cách đánh bóng sàn bê tông bạn cần thực hiện.

Một số lưu ý trong quy trình cách đánh bóng sàn bê tông
- Kiểm tra và xác định độ phẳng của mặt sàn bê tông, độ lồi lõm, cao thấp… Lập kế hoạch thi công trước khi thực hiện.
- Tìm hiểu thêm những công việc của thi công và lưu ý những ảnh hưởng có thể xảy ra.
- Nếu là đội thi công mới làm lần đầu thì nên thận trọng và xem xét kỹ. Vì nếu mắc lỗi, sai sót nhỏ cũng gây ra ảnh hưởng lớn và khó khắc phục nếu không biết đủ chuyên môn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Bà Rịa Vũng Tàu về cách đánh bóng sàn bê tông chuẩn và chi tiết nhất. Đó là một quy trình đòi hỏi nhiều yếu tố vì thế chúng tôi khuyến nghị bạn không nên tự làm việc này.Thay vào đó là bạn nên thuê những nhà thầu mài sàn bê tông chuyên nghiệp, chất lượng. Nếu bạn có nhu cầu đó hãy liên hệ với Bà Rịa Vũng Tàu để được hỗ trợ nhé.